22/10/2021
Phát triển văn hóa đọc ở Nghệ An giai đoạn 2021-2025
UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế
hoạch số 567/KH-UBND ngày 08/10/2021 về Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025: 80%
học sinh, sinh viên và người học tại các cơ sở giáo dục và 20%-25% người dân ở
khu vực nông thôn, 15%-20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch
vụ liên quan tại các thư viện công cộng, thư viện các cơ sở giáo dục, văn hóa,
khoa học, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành; 40%-50%
người dân và 85% người sử dụng thư viện có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông
tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí; 100%
cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học phổ thông có thư viện trường học với vốn tài
liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc học phổ thông có thư viện đạt
chuẩn theo quy định; 80% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả
năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người
khuyết tật; 80% thư viện các cơ quan nghiên cứu khoa học có vốn tài liệu
nghiên cứu chuyên sâu.Nghệ An đạt mức hưởng thụ bình quân 05 bản sách/người dân
và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; trung bình mỗi
người dân đọc 04 cuốn sách/năm. Số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại
các thư viện đạt 300.000 đến 400.000 lượt/năm.
UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế
hoạch số 567/KH-UBND ngày 08/10/2021 về Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2025: 80%
học sinh, sinh viên và người học tại các cơ sở giáo dục và 20%-25% người dân ở
khu vực nông thôn, 15%-20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch
vụ liên quan tại các thư viện công cộng, thư viện các cơ sở giáo dục, văn hóa,
khoa học, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành; 40%-50%
người dân và 85% người sử dụng thư viện có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông
tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí; 100%
cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học phổ thông có thư viện trường học với vốn tài
liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc học phổ thông có thư viện đạt
chuẩn theo quy định; 80% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả
năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người
khuyết tật; 80% thư viện các cơ quan nghiên cứu khoa học có vốn tài liệu
nghiên cứu chuyên sâu.Nghệ An đạt mức hưởng thụ bình quân 05 bản sách/người dân
và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; trung bình mỗi
người dân đọc 04 cuốn sách/năm. Số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại
các thư viện đạt 300.000 đến 400.000 lượt/năm.
Định hướng đến năm 2030:Tạo điều
kiện để người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri
thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Duy trì và củng cố các chỉ tiêu phát
triển văn hóa đọc; nhân rộng các mô hình phát triển văn hóa đọc đã được xây
dựng, xây dựng kỹ năng thông tin cho người sử dụng. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả
năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện
tử).
Để đạt được mục tiêu trên, từ nay
đến năm 2030, cần tập trung triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ, gồm:
1. Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường,
cộng đồng và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc. Chú
trọng tổ chức các hoạt động ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, ngày Sách và Bản
quyền thế giới, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc, cuộc thi Tuyên truyền giới thiệu
sách hàng năm.
2. Xây dựng thói
quen, trang bị kỹ năng đọc và phương pháp đọc cho người dân thông qua các cuộc tập
huấn, hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề…
3. Xây dựng chương trình, đề án, chính sách để phát triển văn hóa đọc,tạo điều kiện thuận lợi, để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho các
hoạt động văn hóa đọc.Đẩy mạnh phát triển thư viện tư nhân, tủ sách
dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học; hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân
lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách.
4. Đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Xây
dựng Thư viện tỉnh thành Thư viện thông minh nhằm ứng dụng công nghệ hiện đại
để gia tăng tiện ích phục vụ bạn đọc tiếp cận tri thức nhanh chóng, thuận tiện
và mở rộng liên thông - liên kết các thư viện từ Trung ương tới cơ sở. 21/21 huyện,
thành, thị có thiết chế thư viện cấp huyện; hoàn thiện hệ thống thư viện cấp
xã, hệ thống thư viện tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông
đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện.
5. Bổ sung, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động văn hóa đọctại Thư
viện tỉnh, thư viện cấp huyện, cấp xã, thư viện trường học.
6. Mở rộng giao lưu, hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực thư viện. Tham gia các sự kiện,
chương trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa đọc trong và ngoài nước.