Một số bài học trong việc tổ chức phát triển bóng đá trẻ của tỉnh Nghệ An
NghệAn là một trong những địa phương có phong trào TDTT phát triển mạnh. Trong đó,bóng đá trẻ Nghệ An được biết đến là một trong những trung tâm đào tạo có thànhtích tốt nhất trên cả nước, Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam đã trở thành niềm tựhào của người dân Xứ nghệ. Với truyền thống hơn 40 năm phát triển, Bóng đá NghệAn luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh, sự hưởng ứng tích cực của nhândân đã giúp cho Bóng đá Nghệ An có một bề dày về thành tích đáng ghi nhận. Mỗi năm đều đạt đượccác huy chương Vàng, Bạc, Đồng ở các lứa tuổi trẻ.
Nghệ An là một trong những địa phương có phong trào TDTT phát triển mạnh. Trong đó, bóng đá trẻ Nghệ An được biết đến là một trong những trung tâm đào tạo có thành tích tốt nhất trên cả nước, Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam đã trở thành niềm tự hào của người dân Xứ nghệ. Với truyền thống hơn 40 năm phát triển, Bóng đá Nghệ An luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo tỉnh, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân đã giúp cho Bóng đá Nghệ An có một bề dày về thành tích đáng ghi nhận. Mỗi năm đều đạt được các huy chương Vàng, Bạc, Đồng ở các lứa tuổi trẻ. Năm 2018 đạt 03 HCV U11, U13, U15; 01 HCB U17; 01 HCĐ U19; năm 2019 đạt 03 HCV U11, U13, U15, 01 HCĐ U19. Đặc biệt năm 2020 tất cả các tuyến đào tạo trẻ của Sông Lam Nghệ An tham gia đều đạt huy chương: đạt 03 HCV U11, U13, U17, HCB U21và 02 HCĐ U15, U 19.
Ảnh: U13 SLNA vô địch giải bóng đá thiếu niên toàn quốc Yamaha Cup 2020
Để có được những thành công trên Nghệ An đã có một cách làm truyền thống và sáng tạo đó là:
1. Trước hết là sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã, cơ sở, cùng với sự hướng ứng tích cực của nhân dân đã huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho việc phát triển phong trào TDTT nói chung, môn bóng đá nói riêng. Hàng năm, đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo trẻ 27 tỷ đồng.
Hiện tại Nghệ An có 496 sân bóng đá (01 sân vận động cấp tỉnh và 495 cấp huyện, xã; 1150 Câu lạc bộ bóng đá, hơn 100 nghìn người tập luyện thường xuyên môn bóng đá, 1800 sân tập thể thao các loại; có 886/1090 trường học đã đưa môn bóng đá vào tập luyện và thi đấu trong nhà trường.
2. Hàng năm tỉnh Nghệ An đều tổ chức hệ thống các giải bóng đá từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh trong đó đặc biệt quan tâm bóng đá dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Ở cấp tỉnh giải Bóng đá thiếu niên nhi đồng cúp Báo Nghệ An đã trở thành truyền thống trong suốt 25 năm qua, thông qua giải đấu này đã lựa chọn được nhiều VĐV năng khiếu xuất sắc.Đây là sân một sân chơi bổ ích nhằm phát hiện, nuôi dưỡng những tài năng đam mê bóng đá cho tỉnh.
3. Đầu tư xây dựng hệ thống các lớp bóng đá năng khiếu nghiệp dư cơ sở tại các địa phương trong toàn tỉnh với 30 lớp/năm, với số lượng 600 emlứa tuổi U9, U10 tham gia tập luyện.Kết thúc một năm tập luyện, các em được tham gia giải thi đấu(tuyển chọn từ 40 – 50 em)có tài năng, năng khiếu thể thao xuất sắc vào đào tạo tập trung tại CLB Sông Lam Nghệ An. Các em được ăn ở tập trung và được tập luyện nâng cao hơn về chuyên môn, kỹ thuật tại CLB Sông Lam Nghệ Anvà học văn hóa tại trường phổ thông năng khiếu TDTT của tỉnh.
4. Hàng năm, đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo trẻ 27 tỷ đồng dành cho đào tạo 215VĐV/năm với các tuyến: U11, U13, U15, U17, U19, U21. Các em được tập luyện và tham gia thi đấu tất cả các giải bóng đá trẻ thuộc hệ thống các giải trẻ quốc gia. Từ đây đã tạo nguồn VĐV xuất sắc cho đội 1 Sông Lam Nghệ An, cung cấp nhiều vận động viên cho các đội tuyển mạnh trong cả nước cũng như đội tuyển quốc gia. Trong đó có những VĐV đã thành danh và đang là đội tuyển bóng đá quốc gia như: Phan Văn Đức, Phạm Xuân Mạnh, Trần Nguyên Mạnh, Quế Ngọc Hải, Nguyễn Trọng Hoàng…
5. Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng các nguồn lực, như:
- Thường xuyên đầu tư tập huấn cho đội ngũ cán bộ, Huấn luyện viên, cộng tác viên của các lớp năng khiếu nghiệp dư ở cơ sở.
- Quan tâm công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ Huấn luyện viên của Sông Lam Nghệ An như: tham gia các lớp tập huấn chuyên của Quốc gia và quốc tế tổ chức.
- Quan tâm phát triển chuyên môn một cách có hiệu quả, khoa học, áp dụng được phong cách chuyên nghiệp, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào trong công tác huấn luyện. Cùng với đó, coi trọng việc giáo dục văn hóa, đạo đức và rèn luyện thể chất một cách toàn diện cho VĐV.
Những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phát triển bóng đá trẻ của tỉnh Nghệ An đó là: Đã xây dựng được phong trào tập luyện vàtruyền thống yêu bóng đácho các lứa tuổi trẻtrên địa bàn toàn tỉnh;Đồng thời, xây dựng hệ thống các lớp năng khiếu bóng đá ở cơ sở từ lứa tuổi 9 - 10 giúp cho tỉnh Nghệ An có được nguồn nhân lực dồi dào về bóng đá và không bị chảy máu nguồn nhân lực bóng đá cho các Câu lạc bộ mạnh trên cả nước. Mặc dù cơ sở vật chất của Nghệ An còn hạn chế so với các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ mạnh trên cả nước nhưng với một đội ngũ HLV tâm huyết giàu kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn cao đã truyền lửa cho các em để đạt được những thành tích xuất sắc đáng ghi nhận, tự hào của Nghệ An - quê hương Bác Hồ kính yêu.
Tin và Ảnh:
Nguyễn Viết Nam Long - QLTDTT